CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI QTS

Giới hạn bụi – một trong những chỉ số quan trọng cần nắm trong xây dựng phòng sạch. Với mỗi bộ tiêu chuẩn khác nhau, giới hạn bụi và cách đo không hoàn toàn giống nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, INTECH sẽ chia sẻ đến bạn đọc giới hạn bụi theo tiêu chuẩn 209E.

1. Tìm hiểu về bụi và giới hạn bụi
1.1. Khái niệm bụi
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, thông tư 02/2019/TT-BYT (QCVN 02:2019/BYT) đưa ra:

Bụi được hiểu là những hạt vật chất trong không khí. Việc phân loại bụi phần lớn dựa vào kích thước. Cũng nhờ yếu tố này, người ta chiu bụi ra thành các loại: bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi lắng

Bụi toàn phần: là loại bụi có đường kính khí động học ≤100μm
Bụi hô hấp: là loại bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học ≤5μm
Bụi lắng: loại bụi này được lắng đọng xuống các bề mặt như nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Khi số lượng bụi này lớn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt được.
Các loại bụi này phần lớn phát sinh do hoạt động của con người ngoài ra còn tự sinh ra trong tự nhiên. Cụ thể, các hoạt động hàng ngày của con người, các hoạt động sản xuất, chế tạo, chế biến, khu công nghiệp… thường xuyên gây ra lượng bụi rất lớn mỗi ngày

1.2. Tác hại của bụi đến sức khoẻ
Tuỳ thuộc vào mức độ và loại bụi lại tác động và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người:

Các loại bụi toàn phần, có kích thước trên 10μm, di chuyển vào đường hô hấp sẽ được các tiêm mao, chất nhầy, lông của đường hô hấp giữ lại. Chúng sẽ được loại trừ ra bên ngoài thông qua đường khạc đờm, hắt hơi, gỉ mũi hoặc ho
Nguy hiểm nhất là các loại hạt bụi có kích thước nhỏ của bụi hô hấp. Kích thước càng nhỏ, con người hít phải sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng do bị kẹt lại ở cơ quan phổi, phế quản. Tích lũy lâu dài sẽ gây ra bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi, tương ứng: bụi phổi silic, bụi phổi bông, bệnh hen…